Thị trường tài chính là gì? Chức năng và vai trò?

Ngày đăng : 01/01/2022

Thị trường tài chính là cụm từ quen thuộc đối với các hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hiểu rõ thị trường tài chính là gì, chức năng và vai trò ra sao thì hãy tìm hiểu qua bài viết sau.


Có thể nói rằng, thị trường tài chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của nền kinh tế. Nơi đây diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán qua phương thức giao dịch, công cụ tài chính. Do đó, sự tồn tại của thị trường tài chính là yếu tố tất yếu, không thể thiếu của thị trường.

Để các bạn có thể hiểu rõ thị trường tài chính là gì, nó có vai trò và chức năng ra sao thì hãy cùng ThongTinTaiChinh.Net tìm hiểu qua bài viết sau.

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là thị trường diễn ra các giao dịch tài sản liên quan đến tài chính như: Cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu…Các thành phần tham gia vào thị trường này đó là hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức tài chính trung gian, chính phủ…

Thị trường tài chính là gì?
Thị trường tài chính là gì?

Các đối tượng tham gia sẽ có quyền trao đổi, mua bán các loại tài sản tài chính, hàng hóa của thị trường tài chính. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường là cơ sở để hình thành và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.

Khi thị trường này phát triển sẽ làm xuất hiện chủ thể cần tài chính và người cung cấp nguồn tài chính. Một khi nền kinh tế thị trường phát triển ổn định, các hoạt động phát hành, mua bán chứng khoán càng phát triển. Điều này giúp cung cầu tài chính gặp nhau và giao dịch trở nên thuận tiện hơn.

Như vậy, sự hình thành của thị trường tài chính xuất phát từ 3 nguyên nhân chủ yếu sau đây: 

  • Giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng và nhu cầu cung ứng vốn.
  • Nhu cầu chuyển nhượng, mua bán các loại chứng khoán.
  • Do sự ra đời và phát triển của nhiều hình thức huy động vốn.

Điều kiện để hình thành thị trường tài chính

Thị trường tài chính chỉ có thể hình thành và phát triển được nếu đáp ứng được những điều kiện sau đây:

  • Kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định, lạm phát được khống chế.
  • Các công cụ tài chính đa dạng, tạo ra phương tiện chuyển giao giữa các nguồn tài chính.
  • Hình thành và phát triển hệ thống tổ chức trung gian tài chính.
  • Có hệ thống, tổ chức quản lý nhà nước để giám sát hoạt động thị trường tài chính.
  • Tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật, hệ thống thông tin kinh tế phục vụ hoạt động thị trường tài chính.
  • Đội ngũ các nhà quản lý, kinh doanh am hiểu thị trường. Bên cạnh đó, phải có các nhà đầu tư dám mạo hiểm đối mặt với rủi ro trên thị trường.

Các yếu tố cơ bản của thị trường tài chính

Để cấu thành ra thị trường tài chính bắt buộc phải có những yếu tố cơ bản dưới đây:

  • Đối tượng: Nguồn cung và nguồn cầu về vốn:
  • Công cụ: Chứng từ có giá do chủ thể phát hành.
  • Chủ thể: Thể nhân, pháp nhân tham gia thị trường ( công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng…).
  • Hàng hóa: Tùy theo từng loại thị trường tài chính, hàng hóa sẽ khác nhau.
  1. Thị trường vốn: Trái phiếu, Cổ phiếu, Chứng khoán cầm cố bất động sản.
  2. Thị trường tiền tệ: Tín phiếu kho bạc, Chứng chỉ tiền gửi, Thương phiếu…
  3. Thị trường tài chính phái sinh: Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng giao sau, Hợp đồng hoán đổi, Hợp đồng quyền chọn.

Phân loại thị trường tài chính

Dựa trên các căn cứ, yếu tố khác nhau mà thị trường tài chính được phân thành nhiều loại. Cụ thể:

Căn cứ trên thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động

  • Thị trường tiền tệ: Phát hành và mua bán công cụ tài chính ngắn hạn dưới 1 năm. Hàng hóa bao gồm: Khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
  • Thị trường vốn: Phát hành và mua bán cổ phiếu, trái phiếu có kỳ hạn trên 1 năm. Đây là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn dài hạn.

Căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính

  • Thị trường nợ: Diễn ra hoạt động mua bán công nợ ngắn hạn ( dưới 1 năm). Trung hạn ( từ 1 đến 10 năm). Dài hạn (từ 10 năm trở lên).
  • Thị trường vốn cổ phần: Người cần vốn sẽ huy động bằng cách phát hành cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu sẽ được sở hữu một phần tài sản. Được chia lợi nhuận ròng sau khi trừ tất cả các chi phí.

Dựa trên sự luân chuyển các nguồn tài chính

Thị trường sơ cấp (còn gọi là thị trường cấp 1): Diễn ra hoạt động mua bán chứng khoán mới hoặc đang phát hành. Hoạt động này thường thông qua trung gian là các ngân hàng.

Thị trường thứ cấp (còn gọi là thị trường cấp 2): Thị trường này được chia làm 2 loại đó là: Thị trường phi tập trung và sở giao dịch. Nơi đây diễn ra hoạt động mua bán, chuyển nhượng chứng khoán trên thị trường sơ cấp.  

Căn cứ vào tính chất pháp lý

  • Thị trường tài chính chính thức: Mọi hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch tài chính đều thực hiện theo nguyên tắc. Nhà nước đã có những quy định rõ ràng trong văn bản pháp luật. Những người tham gia vào thị trường này sẽ được bảo vệ quyền lợi.
  • Thị trường tài chính không chính thức: Mọi hoạt động cung cứng, huy động, giao dịch đều không được thực hiện theo nguyên tắc. Hay thể chế của Nhà nước. 

Chức năng và vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính có chức năng và vai trò quan trọng trong thị trường kinh tế. Cụ thể:

Chức năng của thị trường tài chính

  • Dẫn nguồn tài chính từ chủ thể có khả năng cung ứng tài chính để chủ thể cần nguồn tài chính.
  • Tăng khả năng thanh khoản cho các chứng khoán.
  • Cung cấp thông tin kinh tế, đánh giá giá trị của một doanh nghiệp qua các hoạt động thị trường.
  • Giúp xác định về giá các loại chứng khoán dựa trên cơ sở cung và cầu của nhà đầu tư trên thị trường.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho các nhà đầu tư. Không cần lãng phí nguồn lực để tìm người mua hay bán chứng khoán. 
  • Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thực hiện chính sách mở cửa, cải cách kinh tế của chính phủ.

Vai trò của thị trường tài chính

  • Thu hút, huy động được các nguồn tài chính trong nước, ngoài nước. Từ đó khuyến khích việc tiết kiệm và đầu tư sinh lời.
  • Thức đẩy, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Điều này giúp các hoạt động trong nền kinh tế diễn ra ổn định, hiệu quả.
  • Thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ của nhà nước, hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Những thị trường tài chính tốt nhất hiện nay

Thị trường chứng khoán

Nơi đây diễn ra những cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa người mua và người bán cổ phiếu. Thông thường, các khoản đầu tư trên thị trường này đều thực hiện qua môi giới chứng khoán. Và các nền tảng giao dịch điện tử. 

Những thị trường tài chính tốt nhất hiện nay
Những thị trường tài chính tốt nhất hiện nay

Thị trường phi tập trung (OTC)

Là thị trường được tổ chức không dựa vào cơ sở là một mặt bằng giao dịch cố định. Thay vào đó là dựa vào hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh, thương lượng…

Thị trường trái phiếu ( Bond Market)

Là nơi người mua bán trái phiếu gặp nhau, có thể phát sinh giao dịch ở bất cứ địa điểm nào.

Thị trường vốn/Thị trường tiền tệ

  • Thị trường tiền tệ: Chỉ giao dịch các công cụ tài chính ngắn hạn dưới 1 năm. Vốn ngắn hạn bao gồm: Giấy tờ có giá ngắn hạn, có kỳ hạn, những món nợ ngắn hạn có rủi ro thấp…
  • Thị trường vốn: Diễn ra việc mua bán công cụ nợ dài hạn như: Cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay thế chấp… 

Thị trường phái sinh

Diễn ra các hoạt động của các công cụ phát sinh như: Các đồng kỳ hạn, quyền chọn, hợp đồng tương lai, hợp đồng hoán đổi, chứng quyền, quyền mua cổ phần… 

Thị trường ngoại hối Forex

Cho phép giao dịch ngoại tệ và nhiều loại tài sản khác như: vàng, dầu thô, Bitcoin, bạc, bạch kim… Với số lượng giao dịch “khổng lồ” Forex đang trở thành thị trường tài chính lớn nhất hiện nay.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về thị trường tài chính là gì, vai trò và chức năng của nó. Việc tìm hiểu thị trường tài chính không chỉ mang đến cho bạn những kiến thức chuyên sâu. Mà còn đem tới cho bạn những cơ hội đầu tư mang về lợi nhuận cao.

TÌM HIỂU THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ:

Bài viết liên quan